Trẻ sơ sinh bị vàng da khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Có những trường hợp trẻ tự khỏi vàng da, nhưng cũng có trường hợp khiến trẻ gặp biến chứng gây bại não hay tử vong. Đó là vì vàng da biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm chứ không chỉ đơn thuần là chứng vàng da sau sinh.
Vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều ở trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh bị vàng da thường xảy ra do gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu. Trong một số trường hợp, một căn bệnh tiềm ẩn có thể gây vàng da.
Với nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ em bị vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của bé phát triển và khi bé bắt đầu ăn, giúp thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau sinh.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da
Trẻ sơ sinh bị vàng da là do sự tích tụ của sắc tố Bilirubin gây nên. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được sản sinh ra trong máu khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ . Trẻ sơ sinh thường xuyên bị phá vỡ các tế bào máu đỏ để thay tế bào máu mới vì trước khi sinh, gan của mẹ đã làm công việc lọc chất bilirubin, nhưng sau khi sinh gan của trẻ lại chưa đủ phát triển để tự lọc bỏ hết bilirubin ra khỏi máu khiến lượng bilirubin càng tích tụ nhiều và gây vàng da cho trẻ sơ sinh.
Làm gì khi trẻ bị vàng da?
Đối với trường hợp nhẹ
- Có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cũng theo bác sĩ, phơi nắng sớm cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng điều trị vàng da: “Vàng da sinh lý sẽ tự hết, còn đối với vàng da bệnh lý thì biện pháp phơi nắng không đủ để điều trị khỏi bệnh”.
- Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.
- Ngoài ra mẹ cũng nên theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.
Trẻ bị vàng da nặng
Đối với trường hợp vàng da nặng, mẹ cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp sau:
- Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.
- Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
- Một liệu pháp nữa để trị vàng da ở trẻ sơ sinh là thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ. Tùy thuộc vào mức bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Sau khi mức bilirubin trong máu trẻ đã trở lại bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé bú sữa mẹ trở lại.