Chăm sóc bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng mà bố mẹ nên giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ hình thành được những thói quen và lối sống tốt đẹp, thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất và giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống.
Tuy nhiên để trẻ có thể phát tiển một cách tốt nhất, bố mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau khi giáo dục cho trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân.
Một số điều cần lưu ý
Đối với trẻ mầm non, giai đoạn đoạn mà trẻ bắt đầu có những tiếp xúc thực tế với thế giới xung quanh thì việc giáo dục trẻ ở trường là không bao giờ đủ mà cần có sự phối hợp với gia đình trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Việc học ở trường sẽ giúp trẻ có những bước đầu định hướng, gợi mở ra cho các bé biết rằng mình cần làm gì và làm như thế nào. Lúc ở nhà bố mẹ nên cho trẻ được thực hành nhiều hơn, ôn lại những gì đã được học ở lớp.
Việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng giúp việc học của bé trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn nhất nhiều. Khi con trẻ đã thuần thục với những gì được dạy, đã biết tự phục vụ và chăm sóc bản thân, trẻ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống xung quanh ngay cả khi không có bố mẹ chăm sóc.
Ở tuỳ độ tuổi, các bé có nhận thức và khả năng khác nhau. Thầy cô và bố mẹ nên bắt đầu với con từ những công việc đơn giản rồi đến những việc khó.
Khi trẻ còn chưa quen dần với công việc và thao tác còn chậm hay lóng ngóng, bố mẹ nên giáo dục cho trẻ bằng cách động viên, khuyến khích để trẻ làm tốt hơn những lần sau không nên làm giúp bé.
Lời khuyên cho phụ huynh
Bố mẹ là một trong những người gần gũi và có thời gian tiếp xúc với trẻ nhiều nhất nên rất ảnh hưởng đến cách sống, cách sinh hoạt của trẻ sau này. Vì thế ba mẹ cần là một tấm gương khi áp dụng các cách giáo dục cho trẻ với các kỹ năng sống cần thiết. Hãy tập cho trẻ có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn gàng, ngăn nắp. Khi trẻ đang làm công việc được giao, bố mẹ cũng nên làm công việc của mình, để trẻ có cảm giác “công bằng” và mỗi người trong gia đình đều có vai trò quan trọng như nhau.
Bên cạnh đó, khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, bố mẹ chỉ nên động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng với những thành quả của bé, để bé biết hài lòng và yêu thích những công việc được giao.
Để biết thêm nhiều phương pháp giáo dục cho trẻ hãy truy cập vào website https://nhahangthoangviet.vn để tham khảo.