Tin tức

Cách dạy con biết nghe lời - làm gì khi trẻ không nghe lời

 

Bên cạnh việc nuôi con khỏe, làm sao để dạy con ngoan, dạy con biết nghe lời là một trong những lưu tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ. Đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách ban đầu của trẻ. Vậy có cách gì để dạy con biết nghe lời và nên làm gì khi con không nghe lời?

Tại sao bé lại không nghe lời ba mẹ và phải làm gì khi trẻ không nghe lời?

Vào một ngày nọ, bé bắt đầu buổi sáng bằng cách hét lên: “Không, để con làm!” khi bạn đang chuẩn bị bữa sáng cho bé. Sau đó bé cố sức gạt hết mọi đồ chơi mà bé vớ được. Khi bạn đã thu gom hết mọi thứ, bé lại nổi giận bởi vì đang chuẩn bị chơi thì mẹ lại bắt bé đi học. Có phải bé đang cố chọc giận bạn? Phải làm sao để dạy con biết nghe lời?

 

 

Khi bé hét lên “Không” hoặc lăn lộn trên sàn nhà, đạp chân và la hét, dù điều này khiến bạn không vui chút nào, nhưng đó chỉ là phản ứng bình thường của các bé ở lứa tuổi này. Thử suy nghĩ theo hướng khác. Khi làm việc nào đó có nghĩa là bé muốn khám phá thế giới quanh mình và kiểm tra khả năng của mình, ngoài ra bé cũng đang học cách kiểm soát hành động và cảm xúc.

Thái độ thách thức của bé xảy ra có thể vì anh chị được chú ý nhiều hơn hoặc có thể vì bé không thích khi bạn bắt bỏ hết mọi thứ. Thái độ này có thể không phù hợp với bé, nhưng ở độ tuổi này đó là điều phải xảy ra. Bạn sẽ vượt qua thời kỳ này dễ dàng hơn nếu bạn hiểu nguyên nhân hành vi của bé và nhẹ nhàng xoa dịu các phản ứng gay gắt của bé và từ đó dạy con biết nghe lời.

Cách dạy con nghe lời

Hãy nói chuyện với con

Trên thực tế, hầu hết trẻ đều nghe và trả lời một cách máy móc mà không chú ý đến nội dung, do vậy, nếu muốn con nghe lời, trước hết hãy để trẻ tập trung vào những lời bạn nói. Để làm được điều này, bạn cần tỏ rõ sự tập trung vào cuộc nói chuyện với trẻ bằng cách nhìn thẳng vào trẻ và nói rõ ràng từng yêu cầu cho trẻ nghe, sau đó nếu cần thiết hãy bắt trẻ nhắc lại những điều bạn vừa nhắc nhở. Việc lặp lại sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn.

 

 

Thưởng phạt công minh

Các bậc làm cha mẹ hầu hết đều bực mình và la hét, thậm chí là đánh mắng trẻ khi trẻ không nghe lời, tuy vậy, các biện pháp đó gần như rất khó phát huy công hiệu, lâu dần trẻ sẽ quen và trở nên “lì đòn” hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy có những thỏa thuận riêng với trẻ về những hình phạt nếu vi phạm và phải thực hiện một cách nghiêm túc, không mềm lòng với trẻ. Đây là cách dạy con biết nghe lời rát phổ biến đấy! Sau khi trẻ đã nhận lỗi và chấp nhận hình phạt, nên yêu cầu trẻ nhắc lại lỗi đã vi phạm để trẻ ghi nhớ không tái phạm và nhận thức được hành vi của mình. Bên cạnh các hình phạt, bạn cũng cần khuyến khích các hành vi tốt của trẻ bằng cách khen thưởng đúng lúc đúng nơi. Sự khen thưởng giúp trẻ cảm thấy được đối xử công bằng và tự tin, từ đó sẽ hướng đến thực hiện những hành vi tốt. Việc khen thưởng và trừng phạt cần công bằng và phải thực hiện đến cùng, nếu không sẽ không phát huy tác dụng.

 

 

Tìm cách thấu hiểu con

Có những đứa trẻ ưa nói ngọt, bạn chỉ cần nói nhẹ nhàng là trẻ đã nghe lời nhưng cũng có trẻ cần phải sử dụng đến những biện pháp mạnh. Do vậy, các bậc cha mẹ cần phải dựa trên tâm tính của trẻ để có biện pháp phù hợp. Đối với những trẻ ưa nói nhẹ, sử dụng roi vọt sẽ làm trẻ sợ hãi và xa lánh, còn với trẻ ngang bướng hơn, nếu chỉ nói nhẹ nhàng sẽ làm trẻ coi thường lời nói và sự nhắc nhở của bạn. Không ai hiểu con cái bằng cha mẹ, chính vì vậy, hãy quan sát và tìm hiểu con trước khi tìm biện pháp dạy con biết nghe lời.

Trên đây là cách dạy con biết nghe lời - làm gì khi trẻ không nghe lời mà Nhà hàng Thoáng Việt tổng hợp được. Để biết thêm những thông tin liên quan về cách dạy con, vui lòng truy cập vào website: https://nhahangthoangviet.vn nhé!

Tư vấn trực tuyến
Tuyển dụng

Tin tứcCách dạy con biết nghe lời - làm gì khi trẻ không nghe lời

Tin tứcCách dạy con biết nghe lời - làm gì khi trẻ không nghe lời

Tin tứcCách dạy con biết nghe lời - làm gì khi trẻ không nghe lời